Nếu truyền thống, dù chỉ là một “lượng” nhỏ nhưng cần đến một “lượng” lịch sử vô tận để tạo ra; thì để đắp bồi nên bề dày truyền thống yêu nước - cách mạng, liệu có thể đong đếm hết cái “vô lượng lịch sử” mà cha ông ta đã đổ xuống mảnh đất này. Để rồi, lấy truyền thống làm nền tảng để cất lên đôi cánh khát vọng phát triển thịnh vượng, đó là câu hỏi đang đặt ra và là trách nhiệm của hậu thế.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được xem là một điển hình, một mẫu mực hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc. Trong mối quan hệ hiếm có ấy, tình đồng chí, tình anh em giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn có thể ví như “nguồn riêng giữa dòng chung”, với nhiều thành quả quan trọng đạt được đã và đang góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – Lào.
Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên CĐS. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và CĐS trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Với ý nghĩa đó, cùng với các địa phương trong cả nước, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện.
Tổng số doanh nghiệp có hợp tác với 135 cơ sở giáo dục đại học được khảo sát (chiếm khoảng 50% số các cơ sở giáo dục đại học hiện có) là 6.126 doanh nghiệp, đạt tỉ lệ trung bình là 60 doanh nghiệp/cơ sở đào tạo.